Đối với nhiều nghành nghề chăn nuôi, sau những biến cố của dịch tả lợn Châu Phi, cúm gà, cá , vịt thì có một ngành nghề chăn nuôi vẫn đang duy trì và phát triển ổn định, đó là chăn nuôi Dê.
Gia đình chị Đỗ Thị Mười Thôn Hồng Phong – Xã Thường Thắng – Huyện Hiệp Hòa – Tỉnh Bắc Giang đã phát đạt nhờ chăn nuôi con vật này.
“Hiện tại trong địa bàn Huyện các hộ dân chủ yếu chăn nuôi Gà, Lợn, Chim Bồ Câu, Vịt thịt và Vịt đẻ. Khi khảo sát thị trường thì tôi thấy nguồn đầu ra cho những con vật nêu trên khó diện tích để chăn nuôi cũng cần nhiều. Rồi những đợt dịnh bệnh thì gần như thiệt hại rất là nhiều. Tôi có người bạn mở cửa hàng thịt dê a ấy đã gợi ý cho tôi việc nuôi dê, tôi cũng thấy hợp lý thứ nhất là diện tích đất vườn nhà tôi đủ để có thể nuôi đến vài trăm con, thức ăn cho dê cũng rất dễ kiếm do đặc điểm ăn tạp lá gì cũng ăn nên gia đình tận dụng tất cả các ruộng của bà con để trồng Ngô, trồng cỏ và cấy rau muống. Hàng ngày tôi đi tước lá Ngô hôm thì cắt cỏ, cắt rau cứ như vậy quay vòng nên hằng ngày thức ăn đảm bảo không phải đi xa”.
Năm 2013 Gia đình chị Mười sau khi chăn nuôi lợn không thành công, vợ chồng anh chị đã vào tận Ninh Bình xem mô hình chăn nuôi Dê. Ban đầu gia đình chỉ chăn nuôi 30 con dê, vÌ kinh nghiệm sơ xài, chưa có nhiều nên Dê thường hay bị ốm, bệnh, năng xuất kém. Không dừng lại ở đó, anh chị quyết tâm đi hỏi khắp các hộ chăn nuôi khác ở các tỉnh lân cận. Sau nhiều lần thất bại thì giờ đây anh chị đã nắm vững quy trình, các dấu hiện bệnh tật. “Khi chăn nuôi thị vẫn để ảnh hưởng đến môi trường nhất đó chính là phân của chúng. Để có thể xử lý được vẫn về này chũng tôi đã xây dựng chuồng cách mặt đất một mét và làm bằng Tre,nền của chuồng có những thanh tre đan cách nhau hai cm để phân có thể rơi được xuống. Phía dưới chuồng tôi giải một lớp chấu dầy một cm bên trên là một lớp lưới để hứng phân mỗi khi phân nhiều chúng tôi chỉ việc kéo lớp lưới ra rất là nhanh và tiện.vì có một lớp trấu bên dưới nên phân rất là khô. Phần phân đó chúng tôi chút vào bao và đem bán cho người trồng hoa lan, phần chấu bên dưới thị bán cho người dân trông rau màu.để cho không khí dược trong lành hơn bên cạnh chuồng trại sẽ là những cây ăn quả như là bưởi vừa giúp cho chuống được mát đến vụ lại có quả để thu hoạch. Hàng tuần sau mỗi lần vệ sinh chuồng trại chúng tôi dùng vôi bột rắc xung quanh vừa khử mùi vừa chống dịch bệnh”.
Năm 2016 gia đình đã nâng đàn lên 150 con Dê. Nhờ sự cố gắng ham học hỏi, đàn Dê của anh chị luôn phát triển khỏe mạnh ít bệnh tật. Năm 2017 Anh chị đã phát triển tới 300 con Dê. Năm đó có Trương chình tài chính vi mô về địa phương, Anh chị đã mạnh dạn vay vốn về để đầu tư thêm con giống. Nhờ sử dụng vốn hiệu quả và kinh nghiệm đã có năm 2018 đến 2019 Gia đình anh chị đã phát triển tới 600 con Dê và mở rộng chuồng trại là 2000m2.
VietED đã hoàn thiện hồ sơ và thông tin về Khách hàng gửi đi tham dự Chương trình Doanh nhân Vi mô Citi 2019 tại Việt Nam do mạng lưới Công tác Tài chính Vi mô Việt Nam MFWG tổ chức vào 12/2019.